Pakistan và Việt Nam đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi Xanh, hướng tới mục tiêu thương mại 10 tỷ USD

Chiến lược phát triển thương mại Việt Nam – Pakistan:

Pakistan là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại Nam Á. Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 850 triệu USD, tăng 20,5% so với năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan 522,4 triệu USD (tăng 35,1%), nhập khẩu từ Pakistan 327,7 triệu USD (tăng 2,8%).

Cả hai quốc gia đều có vị trí địa lý quan trọng, dân số trẻ, thị trường rộng lớn và đang hướng mạnh mẽ đến các mô hình phát triển xanh và chuyển đổi số. Việc kết nối hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp công nghệ cao, logistics, giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và giao lưu văn hóa sẽ tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác toàn diện trong tương lai.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Việt Nam, ông Kohdayar Marri đã có buổi làm việc trao đổi chiến lược phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Quốc gia với Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách Lê Nguyễn Thiên Nga về những lĩnh vực trọng tâm và xu hướng toàn cầu cũng như theo chiến lược phát triển Việt Nam – Pakistan, các hoạt động chung cần xuyên suốt định hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, liên kết xúc tiến thương mại song phương thông qua các sản phẩm chủ lực và cùng hỗ trợ nhau phát triển thị trường toàn cầu.

Đại sứ Kohdayar Marri và Viện trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga chia sẻ về các chủ trương chính sách và xu hướng xúc tiến thương mại của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm hợp tác về xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp làm nền tảng kết nối lâu dài, trên cơ sở chuyển đổi số truyền đổi xanh, tập trung đầu tiên vào nông nghiệp, khoa học công nghệ và giao lưu văn hóa, giáo dục.

TẤT CẢ CÁC HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC TỔNG HỢP VÀ ĐO LƯỜNG TRÊN CƠ SỞ DỮ LIỆU LIÊN THÔNG

Dựa trên mục tiêu phát triển và cơ sở vừa thực hiện chuỗi nghiên cứu Chiến lược Dữ liệu Quốc gia cho Chính phủ, Viện Quản trị Chính sách tư vấn chương trình mũi nhọn để xây dựng các hoạt động với các Bộ nghành và chọn lựa các địa phương phù hợp tại Việt Nam tập trung hơn. Viện khuyến nghị Đại sứ quán có thể tham khảo mẫu liên kết Viện đã xây dựng cho Chính phủ và Bộ Công an trong chiến lược Dữ liệu Quốc gia, từ đó đồng chủ trì lấy khảo sát và lắng nghe nhu cầu cộng đồng doanh nghiệp của cả hai nước đang có mong muốn phát triển thương mại lẫn nhau, tổ chức các chương trình hoạt động chung tìm hiểu cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể trên nền tảng nghiên cứu khoa học và tổng hợp dữ liệu giữa hai quốc gia, để cùng đánh giá, chọn lựa những lĩnh vực nào sẽ là trọng điểm trên nền tảng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới mục tiêu đạt thương mại hai chiều trên 1 tỷ đô trong thời gian sớm nhất.

MỤC TIÊU THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU HƠN 1 TỶ USD

Đại sứ Pakistan Kohdayar Marri đang được đánh giá cao trong nỗ lực làm cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai bên để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác, đồng thời cũng tham gia nhiều chương trình hội thảo, hội nghị cung cấp các thông tin thị trường Halal nói chung và Pakistan nói riêng cho các cơ sở đào tạo và các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.

Trong nỗ lực liên kết các  hoạt động, Đại sứ mong sớm nối lại các cơ chế hợp tác song phương, trước mắt là Ủy ban hỗn hợp Thương mại; đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD; đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục -đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân.

Trước đó, khi làm việc cùng Đại sứ Kohdayar Marri, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những hoạt động của Đại sứ Đại sứ Kohdayar Marri, và kì vọng Đại sứ Pakistan tích cực hoạt động và sớm nối lại các cơ chế hợp tác song phương, trước mắt là Ủy ban hỗn hợp Thương mại; đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận nỗ lực của Đại sứ Kohdayar Marri kể từ khi nhận nhiệm vụ đã tích cực thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Pakistan, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.

Thủ tướng Chính phủ nhắc lại những kết quả tại cuộc gặp với Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif nhân dịp tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 tại Saudi Arabia, nhấn mạnh Việt Nam và Pakistan có nhiều tiềm năng hợp tác cần được tích cực khai thác để đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất hơn nữa, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác giữa hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cũng như cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nói chung.

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỪ TẬP ĐOÀN HÀN QUỐC

Trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam với 10.128 dự án, tính đến đầu năm 2025, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư hơn 92 tỷ USD vào Việt Nam.

Viện trưởng có mời đến buổi làm việc Ông Lee Jong Kook, Giám đốc Quốc gia Mạng lưới Xanh Châu Á, ông cũng là Nguyên Tổng Giám đốc Lotte Việt Nam, từ góc nhìn của một nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng Lotte tại Việt Nam, cố vấn cho các tập đoàn Hàn Quốc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, ông Lee Jong Kook và Đại sứ cũng đã trao đổi các kinh nghiệm của tạo lập mạng lưới kinh doanh tại Việt Nam.

Đại sứ hào hứng cùng Viện Quản trị Chính sách hợp tác trong khuôn khổ Mạng lưới Châu Á Xanh (GreenAsia Network) tại Việt Nam.

Đây là một hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đồng thời khẳng định cam kết của Đại sứ với phát triển bền vững. GreenAsia Network tập trung vào các sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những thách thức môi trường và xã hội hiện nay. Việc tham gia mạng lưới, cùng liên kết với các địa phương tại Việt Nam trồng cây gây rừng sẽ mang lại cơ hội chia sẻ nguồn lực, kết nối doanh nghiệp và triển khai các dự án phát triển xanh tại khu vực Đông Nam Á.

Trên 25 năm phát triển, mạng lưới đã phủ xanh nhiều đất trồng đồi trọc, phát triển nông nghiệp và nâng cao sinh kế cho người dân ở các Quốc gia như Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc…

Viện Quản trị Chính sách là đầu mối, tổng công trình sư điều phối GAN tại mộ sô Quốc gia lựa chọn, bắt đầu với Việt Nam, Đại sứ Kohdayar Marri cũng đề xuất sẽ tìm cố vấn điều phối tại Pakistan để gia tăng cơ hội phát triển Xanh và Bền vững.

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VÀ ĐẠI SỨ LIÊN KẾT DOANH NHÂN PAKISTAN TIẾP CẬN TÍN DỤNG XANH VỚI TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG
Xu hướng tín dụng xanh cho toàn cầu và khuyến nghị cho Đại sứ Pakistan nâng cao vai trò trong hoạt động hỗ trợ Doanh nghiệp thông qua liên kết tín dụng xanh và các hỗ trợ tài chính khác. Có thể tìm hiểu thông tin về tín dụng xanh trong nông nghiệp:

Thực tế cho thấy, để phát huy mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Đây là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới động lực vốn tín dụng ngân hàng, bởi thiếu yếu tố này, thì chuỗi liên kết chắc chắn không thể thành công. Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Tín dụng ngân hàng xanh là một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải độc hại, hướng nền kinh tế tới mục tiêu TTX nhằm phát triển bền vững quốc gia.

Doanh nhân liên kết nguồn lực và đề xuất Đại sứ Quán làm việc với các cơ quan hỗ trợ có thể làm việc với các cơ quan tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng xanh nói riêng là những hành động thiết thực nhất để chống biến đổi khí hậu và BVMT; đóng góp cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội, tránh được rủi ro về môi trường và xã hội; là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanh quốc tế đầu tư vốn vào các hợp tác phát triển chung giữa hai Quốc gia. VIện Quản trị Chính sách có thể liên kết các ngân hàng đang tham gia đồng hành chuỗi Chương trình hoạt động Chiên lược phát triển Việt Nam cho Đại sứ quán làm việc để hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư Pakistan đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

ĐẠI SỨ ĐỀ XUẤT VIỆN TRƯỞNG TƯ VẤN HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ ĐẦU MỐI CỦA ĐẠI SỨ QUÁN TRONG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP, TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ TẦM NHÌN, MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CŨNG NHƯ CƠ HỘI XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH THAM GIA VÀ CÓ LỊCH TRÌNH GẶP GỠ DOANH NGHIỆP ĐỊNH KỲ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc

Chúng ta phải phổ biến, phải tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp hiểu, đồng thời, cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải luôn luôn thay đổi, đổi mới, sáng tạo, tạo ra những sáng kiến tốt nhất để mang đến những công cụ quản lý tốt nhất, nhưng tạo điều kiện để cho doanh nghiệp phát triển. Có như vậy chúng ta mới đảm bảo được nguồn lực để đầu tư và phát triển. Chẳng hạn như về vấn đề thu ngân sách, một mặt là giảm thu thông qua giảm thuế, nhưng còn một mặt là phải tăng thu ở những lĩnh vực hay những sắc thuế lâu nay chưa thu được, hay thu ít, ví dụ như sàn thương mại điện tử, hay giao dịch xuyên biên giới hoặc là giao dịch trên thị trường chứng khoán, hay ở vấn đề chuyển giá, hay như trong vấn đề chuyển nhượng bất động sản. Đây là những lĩnh vực tiềm năng. Và muốn quản lý tốt thì phải có công cụ quản lý. Kết nối giữa thuế cơ quan thuế với dữ liệu dân cư quốc gia do cơ quan công an xây dựng và quản lý, lấy mã số định danh của dữ liệu quốc gia về dân cư làm mã số định danh thuế duy nhất. Như vậy một người mà có nhiều định danh thuế thì được xóa và chỉ sử dụng một định danh thuế duy nhất theo định danh thuế ở dữ liệu điện tử, có nghĩa là dân cư theo căn cước công dân đã được cấp, cân đối thu chi ngân sách cũng như đảm bảo các cái nguồn lực để đầu tư phát triển sẽ tốt hơn.

NGHIÊN CỨU TRƯỞNG CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU LÊ NGUYỄN THIÊN NGA KHUYẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ PAKISTAN CẦN QUAN TÂM TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP

Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tham gia thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, nằm trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam liên tục tăng trưởng góp phần cải thiện cán cân thương mại

Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 7 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ ước 16,1 tỷ USD, rau quả ước 7,1 tỷ USD, gạo ước 5,7 tỷ USD, cà phê ước 5,4 tỷ USD, hạt điều 4,3 tỷ USD, tôm 3,8 tỷ USD, cao su ước 3,2 tỷ USD). Đặc biệt, xuất khẩu rau quả, gạo, cà phê, hạt điều và hạt tiêu đều có bước tăng trưởng hai con số (cà phê tăng 56,9%, hồ tiêu tăng 53,3%, cao su tăng 24,6%, gạo tăng 10,6%. Các mặt hàng như cá basa, cá ngừ, tôm, cà phê, hạt điều, đã có vị thế khá vững chắc trên thị trường, chiếm ưu thế và đã trở thành thực phẩm rất quen thuộc với người tiêu dùng các nước trên thế giới.

Tư vấn phát triển nghiên cứu và thử nghiệm các giống cây trồng phù hợp giữa Pakistan và Việt Nam

Theo Bà Lê Nguyễn Thiên Nga, để tăng cường quảng bá sản phẩm và văn hóa Pakistan tại Việt Nam và để Đại sứ quán Pakistan và các doanh nghiệp Pakistan có những kết nối mạnh mẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, Viện Quản trị Chính sách và Đại sứ quán sẽ cùng thúc đẩy hợp tác nghiên cứu thử nghiệm các giống cây, trong đó có thể tìm hiểu trồng giống gạo Pakistan tại Việt Nam, đồng thời phát triển các giống cây trồng Pakistan khác tại Việt Nam.

Viện Quản trị Chính sách có Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp làm đầu mối liên kết với các bộ ngành địa phương Việt Nam cho Đại sứ quán và các doanh nghiệp Pakistan muốn phát triển trong lĩnh vực này, và có quỹ đất để quan tâm phát triển Gạo Pakistan tại Việt Nam.

Một sô giống cây trồng gợi ý khác từ Đại sứ Pakistan:

  • Xoài Pakistan: Pakistan có các giống xoài nổi tiếng, như xoài Sindhri, rất thơm ngon và có chất lượng cao. Việc thử nghiệm các giống xoài Pakistan tại Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng miền Nam, có thể giúp đa dạng hóa sản phẩm xoài trong nước.

  • Chà là: Chà là là một cây trồng đặc biệt, có giá trị dinh dưỡng cao. Việc thử nghiệm trồng chà là tại các vùng có khí hậu nhiệt đới khô như Tây Nguyên hoặc các khu vực có thể cải tạo đất, sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam.

  • Gạo Pakistan: Pakistan nổi bật với các giống gạo chất lượng như gạo Basmati. Việc thử nghiệm và phát triển các giống gạo Basmati tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có thể mang lại sản phẩm gạo cao cấp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước

Hai bên cùng xác định liên kết và là đầu mối phát triển các hợp tác:

  • Nghiên cứu thích nghi giống cây trồng: Pakistan có các giống cây như xoài, chà là, gạo với chất lượng cao, nhưng việc chuyển giao giống cây trồng này vào môi trường và khí hậu Việt Nam cần thực hiện các dự án thử nghiệm để kiểm tra khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống cây trồng Pakistan tại các vùng khí hậu khác nhau của Việt Nam.

  • Khảo sát đất đai và điều kiện khí hậu: Mỗi giống cây trồng có yêu cầu cụ thể về điều kiện đất đai và khí hậu. Cần phải thực hiện nghiên cứu địa phương để xác định khu vực thích hợp cho việc trồng các giống cây Pakistan như xoài, chà là, và gạo.

Viên Quản trị Chính sách có thể làm đầu mối với các địa phương:

  • Liên kết với doanh nghiệp nông nghiệp: Các doanh nghiệp Pakistan có thể hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển giống cây trồng mới. Việc tạo ra các mô hình thí điểm trồng cây, rồi từ đó nhân rộng ra sẽ giúp tăng cường sự hợp tác giữa hai quốc gia.

  • Đào tạo và chuyển giao công nghệ: Các chuyên gia từ Pakistan có thể tham gia đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho các nông dân Việt Nam, giúp họ làm quen với quy trình trồng các giống cây mới, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Liên kết phát triển mạng lưới Chuyên gia Chính sách để thúc đẩy, nguồn lực có thể tiếp nhận từ dự án của Mạng lưới Xanh ASEAN

  • Chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển giống cây trồng: Cần có các chính sách khuyến khích nghiên cứu và phát triển giống cây trồng mới, đặc biệt là các giống cây ngoại nhập. Các chính sách này có thể bao gồm hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu thử nghiệm giống cây, cũng như tạo ra các cơ chế hợp tác quốc tế.

  • Chương trình hỗ trợ nông dân: Các chương trình hỗ trợ tài chính, vật tư nông nghiệp, và đào tạo cho nông dân sẽ giúp họ dễ dàng áp dụng các giống cây trồng mới, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Phát triển giống cây trồng giữa hai Quốc gia sẽ góp phần quảng bá và thúc đẩy hình ảnh, văn hóa, con người của Việt Nam – Palestine

  • Tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Pakistan: Các sự kiện giao lưu, hội thảo, triển lãm sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp hai nước kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Việc quảng bá các giống cây trồng Pakistan tại các hội nghị quốc tế về nông nghiệp cũng sẽ giúp sản phẩm của cả hai quốc gia gia tăng giá trị và sức cạnh tranh.

  • Chương trình xúc tiến thương mại: Các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản của Pakistan tại Việt Nam và ngược lại sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các giống cây trồng này.

Liên kết mạng lưới chuyên gia toàn cầu và cùng tham gia Vòng tròn Chính sách để cùng chia sẻ nguồn lực, vận động chính sách phát triển hợp tác Việt Nam – Pakistan

Đại sứ Quán cũng sẽ thiết lập một mạng lưới trao đổi chuyên gia chéo của các bên trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và mở rộng các lĩnh vực khác. Các chuyên gia sẽ được mời từ các chuyên gia độc lập, các đơn vị uy tín, có năng lực hội tụ nguồn lực xã hội và nguồn lực tổ chức các hoạt động phối hợp công – tư, chủ động tham gia, hỗ trợ nguồn lực vào quá trình phát triển hợp tác và xúc tiến thương mại đa phương.

Các chuyên gia từ cơ quan đối tác do Ngài đại sứ và Đại sứ quán giới thiệu để đưa vào mạng lưới Chuyên gia Vòng tròn Chính sách và tham gia hệ sinh thái Khoa học – Doanh nhân – Chính khách trong Chiến lược phát triển Việt Nam cùng các các cơ quan thúc đẩy để nhằm tạo cơ sở dữ liệu chuyên gia toàn cầu, thiết lập một nền tảng dữ liệu chung làm cơ sở tham vấn và chia sẻ góp ý xây dựng cho các chính sách quan trọng trong hợp tác phát triển Việt Nam – Pakistan.

VIỆN QUẢN TRỊ CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Trên cơ sở kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó lĩnh vực nông nghiệp và phân vùng đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất, phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. 

Để thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên thu hút công nghệ cao và bền vững, chúng ta cần nhìn nhận vai trò quan trọng của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thông qua mục tiêu: Việt Nam, đặt mục tiêu đến năm 2030, vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 25 tỷ USD. Trong đó, tập trung vào các dự án đầu tư có hàm lượng khoa học công nghệ cao, thân thiện với môi trường; các ngành hàng nông sản Việt Nam có thế mạnh…

Việt Nam đang đồng bộ các giải pháp để tăng cường mở rộng quy mô, số lượng các dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Doanh nghiệp là đối tượng chuyển đổi mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Việt Nam đang thúc đẩy chiến lược Kinh tế Doanh nhân, hỗ trợ doanh nghiệp tạo việc làm, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người nông dân, người lao động, góp phần quan trọng ổn định xã hội. Đại sứ Quán Pakistan cũng cần có các tài liệu cơ bản cung cáp thông tin cho Doanh nhân về hỗ trợ của Việt Nam dành cho khối FDI và các thông tin khác như thuế, phí thuê đất, hỗ trợ đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, vận chuyển trong nước và khu vực, hoặc cơ hội tiếp cận thị trường ASEAN thông qua cửa ngõ Việt Nam.

Một số thông tin Việt Nam hiện nay:

– Số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, khoảng 35% tổng số lao động trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

– Mức thu nhập bình quân của lao động trong khối doanh nghiệp này cũng được cải thiện đáng kể qua thời gian, hiện nay bình quân khoảng hơn 8 triệu đồng/người/tháng.

TƯƠNG TỰ NHƯ CÁC VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM, ĐẠI SỨ QUÁN PAKISTAN THÔNG TIN CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUYỂN ĐỔI XANH, CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DOANH NHÂN PAKISTAN QUAN TÂM ĐẾN VIỆT NAM CŨNG CẦN TÌM HIỂU CÁC THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH VÀ THỊ TRƯỜNG NHẤT LÀ TRONG BỐI CẢNH KỈ NGUYÊN MỚI VÀ VIỆT NAM SÁT NHẬP NHƯ HIỆN NAY.

Chiến lược Quốc gia được triển khai trên quy mô toàn quốc, bao gồm: các nghiên cứu Chính sách trong tổng thể Chiến lược dữ liệu Quốc gia với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các lãnh đạo Chính phủ, các lãnh đạo Bộ ngành, địa phương, nhằm phát huy tối đa hiệu quả tuyên truyền của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác triển khai thực hiện Chủ trương chung.

LÊ NGUYỄN THIÊN NGA

Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển, Nghiên cứu trưởng Chiến lược Dữ liệu Quốc Gia, Chủ trì Đề án Quốc gia Từ Chính sách ra Cuộc sống (QĐ TTg/TTCS 2018)

Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Chính sách Doanh nhân trẻ Việt Nam