Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, một trong các giải pháp được nhấn mạnh là thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen…
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, trở thành nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Sự kiện Việt Nam và Mỹ nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện đã tạo ra tác động lớn trong hoạt động ngoại giao Kinh tế. Hợp tác giữa Việt Nam và các địa phương của Mỹ là một phần quan trọng của quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
Chương trình Vòng tròn Chính sách thuộc Đề án Chiến lược phát triển Việt Nam đã có buổi trao đổi với Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn về Chiến lược phát triển Việt Nam.
Xin chúc mừng Tổng lãnh sự Hoàng Anh Tuấn, chúc mừng ông đã có nhiều đóng góp trong việc tiếp cận, vận động, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các tập đoàn lớn của Mỹ để giới thiệu, xúc tiến đầu tư vào các dự án quốc gia Việt Nam.
Đặc biệt Tổng lãnh sự vừa góp công lớn vào thành tựu đưa NVIDIA về Việt Nam, mở ra cơ hội Việt Nam có tên trong bản đồ công nghệ thế giới trong những năm tới, khi thế giới bước vào kỉ nguyên AI.
ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHIẾN LƯỢC TIÊN PHONG CỦA NGOẠI GIAO KINH TẾ
Chính khách: Tổng lãnh sự Hoàng Anh Tuấn – Đối thoại: Chủ nhiệm Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống, Viện trưởng Nguyễn Thy Nga
Câu hỏi 1: NVIDIA đầu tư thành lập một thực thể NVIDIA tại Việt Nam, một AI FACTORY, có ý nghĩa rất lớn thúc đẩy kinh tế, là cú hích giúp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, đón đầu xu hướng phát triển công nghệ thế giới. CEO NVIDIA Jensen Huang cho rằng: ‘Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn’
Quá trình kết nối diễn ra như thế nào, và theo Tổng Lãnh sự, Việt Nam đang thiếu gì để có thể bước vào và nổi bật trong sân chơi công nghiệp bán dẫn? Các Quốc gia nào là đối thủ của Việt Nam trong thu hút hút đầu tư công nghiệp bán dẫn? Chiến lược phát triển phù hợp cho Việt Nam trong Kỉ nguyên AI.
Câu hỏi 2: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, một trong các giải pháp được nhấn mạnh là thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen…
Về Chiến lược Quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện được tầm nhìn và xu hướng thời đại. Về nguồn lực, chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp trong nước sẵn sàng đầu tư để đón đầu công nghệ như FPT, Vingroup… Tuy nhiên, về con người, yếu tố chính để phát triển và đón nhận các kết nối, Tổng Lãnh sự có nhận định thế nào về những nhân tố Việt, nhất là với thế hệ người Việt trẻ. Khi Quốc gia chúng ta phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ số, liệu có đang thiếu một thế hệ doanh nhân trẻ dám nghĩ lớn, dám khát vọng?
Câu hỏi 3: Đại hội XIII của Đảng đã đề ra “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” trong các hoạt động ngoại giao kinh tế. Các địa phương, doanh nghiệp đã liên kết nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối đối tác, mở rộng xuất khẩu, thu hút FDI có chất lượng, hợp tác khoa học công nghệ…
Thông điệp của Tổng lãnh sự đến Liên kết nguồn lực Khoa học – Doanh nhân của Chiến lược phát triển Việt Nam và những kì vọng của Tổng lãnh sự để có đầu mối đón nhận tốt nhất các kết nối Ngoại giao Kinh tế trong giai đoạn tới?
Tiếp theo Kết nối tiên phong và chủ chốt về Công nghiệp Bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo, Tổng lãnh sự sẽ có những định hướng gì?
Với các thông tin của Tổng lãnh sự Hoàng Anh Tuấn, đã đưa ra một bức tranh tổng quan về Ngoại giao Kinh tế đã dẫn đường để Việt Nam tham gia sân chơi công nghiệp bán dẫn, mở ra một giai đoạn mới trong kỉ nguyên AI.
KẾT: Cuộc đua công nghệ toàn cầu đang nóng lên và Việt Nam có cơ hội đặc biệt để khẳng định vị trí đón đầu trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Ước tính ngành bán dẫn toàn cầu sẽ cần thêm hơn 1 triệu nhân sự vào năm 2030 cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip. Chính phủ Việt Nam đang có chiến lược đào tạo nhân lực cho ngành, và tin tưởng rằng nguồn nhân lực chính là lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất của Việt Nam so với các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới. Và ngoại giao Kinh tế là cầu nối để dẫn nguồn nhân lực Việt Nam đến với những xu thế toàn cầu.