Trong bài viết kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã định hướng: “Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số”. Tại Quyết định số 142/QĐ-TTg của Chính phủ về Chiến lược Dữ liệu Quốc gia cũng khẳng định: “Dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu chính là một yếu tố cốt lõi để đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính chủ động tương tác với người dân, doanh nghiệp”.

Trong bối cảnh Chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ nhiều lần truyền thông điệp, mọi hoạt động của Chính phủ đều lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, mọi thành phần trong xã hội chủ động đóng góp nguồn lực, tài năng xây dựng phát triển đất nước. Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống – Chiến lược phát triển Việt Nam luôn mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, hiến kế của Nhân dân, chung tay đồng hành cùng Chính phủ kiến tạo kỷ nguyên mới!

Chương trình Vòng tròn Chính sách thuộc Đề án Chiến lược phát triển Việt Nam đã có buổi trao đổi với ……

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH CHIẾN LƯỢC  DỮ LIỆU QUỐC GIA 

Chính khách/ Lãnh đạo

Đối thoại: Nghiên cứu trưởng Đề án Từ Chính sách ra Cuộc sống, Chuyên gia Lê Nguyễn Thiên Nga

THÔNG TIN ĐẦU VÀO:

Việt Nam đặt mục tiêu phát triển hạ tầng dữ liệu đến năm 2030, tất cả 100% các Trung tâm dữ liệu quốc gia, Trung tâm dữ liệu vùng, khu vực, Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao trên cả nước được bảo đảm kết nối thành công, tạo thành một mạng lưới chia sẻ năng lực tính toán, xử lý dữ liệu lớn phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa của đất nước.

Câu hỏi 1:

Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 với tầm nhìn mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công. Chiến lược phát triển phù hợp cho Dữ liệu Việt Nam trong Kỉ nguyên AI. Các cơ quan tổ chức, cộng đồng nhân dân, kiều bào tham gia như thế nào để đồng hành cùng Chính phủ?

Câu hỏi 2: 

Trên cơ sở kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện được tầm nhìn và xu hướng thời đại. Về nguồn lực, chúng ta cũng đã có những doanh nghiệp trong nước sẵn sàng đầu tư để đón đầu công nghệ như FPT, Vingroup… Tuy nhiên, về con người, yếu tố chính để phát triển và đón nhận các kết nối, định hướng của Bộ công an trong thời gian sắp tới và tầm nhìn dài hạn là gì?

Câu hỏi 3: Đại hội XIII của Đảng đã đề ra “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ” trong các hoạt động ngoại giao kinh tế. Các địa phương, doanh nghiệp đã liên kết nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, tăng cường kết nối đối tác, mở rộng xuất khẩu, thu hút FDI có chất lượng, hợp tác khoa học công nghệ… Với những định hướng của Trung tâm Dữ liệu Quốc gia, chúng ta có thể kì vọng về những con số như thế nào và cách thức để huy động nhân dân đồng hành triển khai thực hiện được mục tiêu của Trung tâm nói riêng, Bộ công an và Chính phủ nói chung.

 

KẾT:

Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030 với tầm nhìn mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, là nhân tố thúc đẩy tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo cho tiến trình chuyển đổi số thành công, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số an toàn. Chiến lược dữ liệu Quốc gia còn được kỳ vọng góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Các ý bao trùm được thông tin, có tầm, đại diện cho chiến lược Quốc gia. Bối cảnh yêu cầu không gian đẹp, có nhận diện an ninh.

  1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BỐI CẢNH VÀ NGUỒN LỰC, ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU QUỐC GIA
  2. LIÊN KẾT ĐƯỢC CÁC NGÀNH NGHỀ LĨNH VỰC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỮ LIỆU – GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA VÀ HẠ TẦNG DỮ LIỆU
  3. KHƠI THÔNG, GIẢI PHÓNG CÁC NGUỒN LỰC, TẠO ĐỘNG LỰC MỚI CHO CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI
  4. KHƠI THÔNG, GIẢI PHÓNG NGUỒN LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TRONG CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU QUỐC GIA
  5. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ AI THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NGHIÊN CỨU VÀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỮ LIỆU QUỐC GIA
  6. XÂY DỰNG LUẬT DỮ LIỆU, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Giải pháp huy động nhân dân, nguồn lực, liên kết dữ liệu các ngành các lĩnh vực, thúc đẩy ngoại giao kinh tế, liên kết dữ liệu di sản, liên kết nguồn lực chính trị, kinh tế, văn hóa… thông qua dữ liệu.