
Chiến lược phát triển thương mại Việt Nam – Pakistan:
Pakistan là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại Nam Á. Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 850 triệu USD, tăng 20,5% so với năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Pakistan 522,4 triệu USD (tăng 35,1%), nhập khẩu từ Pakistan 327,7 triệu USD (tăng 2,8%).
Cả hai quốc gia đều có vị trí địa lý quan trọng, dân số trẻ, thị trường rộng lớn và đang hướng mạnh mẽ đến các mô hình phát triển xanh và chuyển đổi số. Việc kết nối hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp công nghệ cao, logistics, giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và giao lưu văn hóa sẽ tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác toàn diện trong tương lai.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Việt Nam, ông Kohdayar Marri đã có buổi làm việc trao đổi chiến lược phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Quốc gia với Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách Lê Nguyễn Thiên Nga về những lĩnh vực trọng tâm và xu hướng toàn cầu cũng như theo chiến lược phát triển Việt Nam – Pakistan, các hoạt động chung cần xuyên suốt định hướng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, liên kết xúc tiến thương mại song phương thông qua các sản phẩm chủ lực và cùng hỗ trợ nhau phát triển thị trường toàn cầu.
Đại sứ Kohdayar Marri và Viện trưởng Lê Nguyễn Thiên Nga chia sẻ về các chủ trương chính sách và xu hướng xúc tiến thương mại của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm hợp tác về xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp làm nền tảng kết nối lâu dài, trên cơ sở chuyển đổi số truyền đổi xanh, tập trung đầu tiên vào nông nghiệp, khoa học công nghệ và giao lưu văn hóa, giáo dục.

Dựa trên mục tiêu phát triển và cơ sở vừa thực hiện chuỗi nghiên cứu Chiến lược Dữ liệu Quốc gia cho Chính phủ, Viện Quản trị Chính sách tư vấn chương trình mũi nhọn để xây dựng các hoạt động với các Bộ nghành và chọn lựa các địa phương phù hợp tại Việt Nam tập trung hơn. Viện khuyến nghị Đại sứ quán có thể tham khảo mẫu liên kết Viện đã xây dựng cho Chính phủ và Bộ Công an trong chiến lược Dữ liệu Quốc gia, từ đó đồng chủ trì lấy khảo sát và lắng nghe nhu cầu cộng đồng doanh nghiệp của cả hai nước đang có mong muốn phát triển thương mại lẫn nhau, tổ chức các chương trình hoạt động chung tìm hiểu cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực cụ thể trên nền tảng nghiên cứu khoa học và tổng hợp dữ liệu giữa hai quốc gia, để cùng đánh giá, chọn lựa những lĩnh vực nào sẽ là trọng điểm trên nền tảng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới mục tiêu đạt thương mại hai chiều trên 1 tỷ đô trong thời gian sớm nhất.
Đại sứ Pakistan Kohdayar Marri đang được đánh giá cao trong nỗ lực làm cầu nối giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai bên để thúc đẩy hơn nữa các hoạt động hợp tác, đồng thời cũng tham gia nhiều chương trình hội thảo, hội nghị cung cấp các thông tin thị trường Halal nói chung và Pakistan nói riêng cho các cơ sở đào tạo và các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm.
Trong nỗ lực liên kết các hoạt động, Đại sứ mong sớm nối lại các cơ chế hợp tác song phương, trước mắt là Ủy ban hỗn hợp Thương mại; đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước, phấn đấu sớm nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên hơn 1 tỷ USD; đồng thời mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục -đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân.
Trước đó, khi làm việc cùng Đại sứ Kohdayar Marri, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những hoạt động của Đại sứ Đại sứ Kohdayar Marri, và kì vọng Đại sứ Pakistan tích cực hoạt động và sớm nối lại các cơ chế hợp tác song phương, trước mắt là Ủy ban hỗn hợp Thương mại; đề nghị hai bên tăng cường hợp tác kinh tế – thương mại, đầu tư, tận dụng các tiềm năng và thế mạnh của hai nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận nỗ lực của Đại sứ Kohdayar Marri kể từ khi nhận nhiệm vụ đã tích cực thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Pakistan, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.
Thủ tướng Chính phủ nhắc lại những kết quả tại cuộc gặp với Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif nhân dịp tham dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 tại Saudi Arabia, nhấn mạnh Việt Nam và Pakistan có nhiều tiềm năng hợp tác cần được tích cực khai thác để đưa quan hệ hai nước phát triển thực chất hơn nữa, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác giữa hai khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cũng như cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nói chung.



Trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hàn Quốc là đối tác đầu tư lớn nhất của Việt Nam với 10.128 dự án, tính đến đầu năm 2025, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư hơn 92 tỷ USD vào Việt Nam.
Viện trưởng có mời đến buổi làm việc Ông Lee Jong Kook, Giám đốc Quốc gia Mạng lưới Xanh Châu Á, ông cũng là Nguyên Tổng Giám đốc Lotte Việt Nam, từ góc nhìn của một nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng Lotte tại Việt Nam, cố vấn cho các tập đoàn Hàn Quốc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, ông Lee Jong Kook và Đại sứ cũng đã trao đổi các kinh nghiệm của tạo lập mạng lưới kinh doanh tại Việt Nam.
Đại sứ hào hứng cùng Viện Quản trị Chính sách hợp tác trong khuôn khổ Mạng lưới Châu Á Xanh (GreenAsia Network) tại Việt Nam.
Đây là một hợp tác quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đồng thời khẳng định cam kết của Đại sứ với phát triển bền vững. GreenAsia Network tập trung vào các sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những thách thức môi trường và xã hội hiện nay. Việc tham gia mạng lưới, cùng liên kết với các địa phương tại Việt Nam trồng cây gây rừng sẽ mang lại cơ hội chia sẻ nguồn lực, kết nối doanh nghiệp và triển khai các dự án phát triển xanh tại khu vực Đông Nam Á.
Trên 25 năm phát triển, mạng lưới đã phủ xanh nhiều đất trồng đồi trọc, phát triển nông nghiệp và nâng cao sinh kế cho người dân ở các Quốc gia như Mông Cổ, Myanmar, Hàn Quốc…
Viện Quản trị Chính sách là đầu mối, tổng công trình sư điều phối GAN tại mộ sô Quốc gia lựa chọn, bắt đầu với Việt Nam, Đại sứ Kohdayar Marri cũng đề xuất sẽ tìm cố vấn điều phối tại Pakistan để gia tăng cơ hội phát triển Xanh và Bền vững.
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VÀ ĐẠI SỨ LIÊN KẾT DOANH NHÂN PAKISTAN TIẾP CẬN TÍN DỤNG XANH VỚI TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGThực tế cho thấy, để phát huy mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Đây là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới động lực vốn tín dụng ngân hàng, bởi thiếu yếu tố này, thì chuỗi liên kết chắc chắn không thể thành công. Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.
Tín dụng ngân hàng xanh là một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải độc hại, hướng nền kinh tế tới mục tiêu TTX nhằm phát triển bền vững quốc gia.
Doanh nhân liên kết nguồn lực và đề xuất Đại sứ Quán làm việc với các cơ quan hỗ trợ có thể làm việc với các cơ quan tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng xanh nói riêng là những hành động thiết thực nhất để chống biến đổi khí hậu và BVMT; đóng góp cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội, tránh được rủi ro về môi trường và xã hội; là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanh quốc tế đầu tư vốn vào các hợp tác phát triển chung giữa hai Quốc gia. VIện Quản trị Chính sách có thể liên kết các ngân hàng đang tham gia đồng hành chuỗi Chương trình hoạt động Chiên lược phát triển Việt Nam cho Đại sứ quán làm việc để hỗ trợ tín dụng cho các nhà đầu tư Pakistan đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
ĐẠI SỨ ĐỀ XUẤT VIỆN TRƯỞNG TƯ VẤN HOẠT ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO VAI TRÒ ĐẦU MỐI CỦA ĐẠI SỨ QUÁN TRONG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP, TĂNG CƯỜNG CHIA SẺ TẦM NHÌN, MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CŨNG NHƯ CƠ HỘI XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH THAM GIA VÀ CÓ LỊCH TRÌNH GẶP GỠ DOANH NGHIỆP ĐỊNH KỲ



